Laravel framework có một vài yêu cầu về hệ thống. Hiển nhiên là các yêu cầu này đã được đầy đủ trong Laravel Homestead, vì thế Laravel rất khuyến khích các bạn sử dụng Homestead cho môi trường phát triển. Tuy nhiên với những bạn không rành cấu hình phức tạp có thể dùng web server phổ biến trên localhost là XAMPP.
Để có thể cài Laravel, bạn phải đáp ứng được các yêu cầu bắt buộc sau:
PHP >= 7.1.3
OpenSSL PHP Extension
PDO PHP Extension
Mbstring PHP Extension
Tokenizer PHP Extension
XML PHP Extension
Ctype PHP Extension
JSON PHP Extension
Đối với Windows: sử dụng phần mềm tạo Webserver trên Windows như Openserver, Wamp, Xampp, Ampps…
Cài đặt Laravel
Cài đặt Composer
Laravel sử dụng Composer để quản lý các thư viện phụ thuộc. Vì vậy, trước khi sử dụng Laravel, cần đảm bảo rằng đã cài đặt trình soạn thảo trên máy.
Sau khi cài đặt xong, bạn di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP. Sau đó mở cửa sổ lệnh (đối với windows thì nhấp Shift + chuột phải và chọnCommand Window Herehoặc Git Bash Here) và gõ:
laravel new blog
Trong đó blog chính là tên thư mụclaravel project của bạn. Vậy là chúng ta đã cài đặt xong Laravel rồi đấy.
Cài đặt Laravel thông qua Composer
Di chuyển thẳng vào thư mục htdocs của XAMPP, tại đây mở cửa sổ lệnh và gõ lệnh:
composer create-project –prefer-dist laravel/laravel blog
Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn.
Cài đặt Laravel thủ công
Clone project laravel trên github tại địa chỉ https://github.com/laravel/laravel sau đó tại thư mục gốc của project chạy lệnh terminal sau:
composer install
Sử dụng framework Laravel
Sau khi cài đặt hoàn tất, mở WebServer của bạn lên, đến thư mục public trong thư mục Laravel project hoặc từ thư mục Laravel project, gõ lệnh:
php artisan serve
Khi đó trên màn hình console xuất hiện thông báo: ”Laravel development server started on http://localhost:8000/”.
Vào trình duyệt gõ:
http://localhost:8000
Cấu hình laravel
Quyền hạn thư mục
Phải chắc chắn rằng 2 thư mục storage và bootstrap/cache phải có quyền write bởi web server (nginx, apache,…) ,nếu không có quyền ghi thì Laravel sẽ không chạy được. Trên windows thông thường không cần phải cấu hình gì, còn trên linux, macOS chạy lệnh sau:
# Nginx
chown -R nginx:nginx /home/chungnguyenblog
# Cho phép quyền ghi cho thư mục
chmod -R 777 storage/ bootstrap/cache/
Nếu bạn dùng hosting không chạy được lệnh thông qua ssh thì bạn nên dùng các ftp client như File Zilla:
1. Click chuột phải vào folder
2. File Permissions…
3. Numberic Value 777
4. Check vào ô Recurse into subdirectories và nhấp OK.
Application Key
Nếu cài laravel theo cách 1 và cách 2 thì Application Key mặc định được tạo, nếu làm thủ công bạn phải đổi tên hoặc copy file .env.example thành .env, sau đó chạy lệnh terminal sau:
php artisan key:generate
Nếu application key không được thiết lập, các user sessions và các dữ liệu mã hoá khác sẽ không được bảo mật an toàn. Và project sẽ báo lỗi không chạy được.
Quyền hạn thư mục và Application Key không được cấu hình đầy đủ thì 99% project sẽ báo lỗi khi đưa lên vps – hosting và khiến những bạn newbie rất bối rối không biết cách xử lý.
Niềm đam mê máy tính đã đồng hành cùng tôi trong suốt những năm tháng cấp 3. Sự hứng thú với môn học Pascal lại càng thôi thúc ước mơ trở thành 1 lập trình viên chuyên nghiệp của tôi. Những thách thức, sự thú vị và cảm giác thỏa mãn khi có thể giải quyết tốt một vấn đề bằng chính logic của bản thân là một trong những lý do tôi ngày càng yêu thích con đường này.
Gần đây thì rất nhiều đang nhắc đến và chuyển qua sử dụng React – mã nguồn mở được tạo ra bởi Facebook, hiện tại thì có rất nhiều ông lớn về công nghệ đang sử dụng như : Dropbox, AirBnB, PayPal hay là Netflix … – những cái đủ lớn để nói lên mức độ tin cậy và sức hấp dẫn của React.
Để học HTML và CSS không khó. Theo hướng dẫn dành cho người mới bắt đầu hoàn chỉnh này, bạn sẽ nhanh chóng thành thạo kỹ năng phát triển web và có thể tự xây dựng trang web đầu tiên của mình sau vài phút.